Hotline: 0985555756

FACEBOOK INSTAGRAM YOUTUBE GOOGLE PLUS

Nâng tầm quốc tế cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Nâng tầm quốc tế cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Nâng tầm quốc tế cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Nâng tầm quốc tế cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Nâng tầm quốc tế cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Nâng tầm quốc tế cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Tin Tức

Nâng tầm quốc tế cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam

17-01-2018 11:48:58 AM - 1465

                                                    

 
 
KINH TẾ
 
DOANH NGHIỆP
 
Nâng tầm quốc tế cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam
5-6-2017



Tốt nghiệp ngành Hóa công nghệ nhưng anh Nguyễn Ðức Tuấn Hải (37 tuổi, hiện ngụ TP. Biên Hòa) lại sớm “bén duyên”, khởi nghiệp xây dựng cơ sở sản xuất đèn trang trí nội thất và đang xuất hàng vào các thị trường ở Mỹ, châu Âu, Trung Ðông.
Với sự nỗ lực, tìm tòi sáng tạo để đáp ứng nhu cầu thị trường nên dù mới đi vào hoạt động gần 3 năm nay, Công ty TNHH Chiếc Lá Xanh (KCN Hố Nai) do anh Hải sáng lập đã đạt doanh thu 1 triệu USD từ các sản phẩm đèn thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
 
“Bén duyên” với thủ công mỹ nghệ
 
Với anh Hải thì câu nói nghề tìm người hoàn toàn chính xác. Trước lúc bắt tay mở nhà máy sản xuất gia công đèn trang trí, anh đã kinh qua nhiều công việc từ kỹ thuật đến quản lý trong ngành trang trí nội thất, chuyên về xi mạ, sản xuất thiết bị vệ sinh. Trong một lần tình cờ viếng thăm nhà máy đèn trang trí nội thất vào năm 2010, nơi vợ đang làm việc, anh được ông chủ người Anh có “cảm tình” đặc biệt khi chứng kiến anh giúp cô nhân viên của mình gắn các linh kiện để hoàn thành sản phẩm đèn ngủ dạng mẫu. Chỉ một thời gian ngắn sau, anh Hải đầu quân về làm quản lý sản xuất nhà máy theo lời mời của ông chủ người Anh. Ở cương vị mới, anh chịu khó học hỏi và nhanh chóng nắm bắt “bí quyết” nghề sản xuất đèn trang trí với chất liệu từ gốm sứ, lục bình, mây tre lá và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác.
 
trang7_050617_1.jpg
Giám đốc Nguyễn Đức Tuấn Hải
 
Do một số sự cố nên nhà máy nơi anh làm đóng cửa, ông chủ người Anh khuyến khích anh đứng ra mở công ty riêng. Với niềm đam mê và quyết tâm, Công ty đèn trang trí Chiếc Lá Xanh do anh làm giám đốc ra đời vào cuối năm 2014 và chính thức bước vào hoạt động vào đầu năm 2015. Vượt qua những khó khăn ban đầu do nhà xưởng sản xuất, mặt bằng chật hẹp tại khu phố 8, phường Tân Phong, TP. Biên Hòa, chỉ một năm sau, anh Hải đã nhận được đơn hàng đầu tiên đến từ một đối tác ở Mỹ khi ký hợp đồng cung cấp cho họ 1.000 sản phẩm đèn ngủ.
 
Ðến cuối năm 2016, nhờ sự trợ giúp của Hội Doanh nhân trẻ Ðồng Nai, Công ty Chiếc Lá Xanh thuê nhà xưởng tại KCN Hố Nai và sản xuất ổn định cho đến nay. “Ðối với tôi, việc đi theo nghề đèn trang trí mà chất liệu chủ yếu từ sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một quyết định khá liều vì chuyên môn được đào tạo rất khác”, anh Hải nói về cơ duyên khi lựa chọn ngành đèn thủ công mỹ nghệ xuất khẩu để khởi nghiệp.
 
Hiện tại, Công ty Chiếc Lá Xanh cung cấp ra thị trường thế giới hơn 20.000 bộ đèn ngủ, đèn trang trí mỗi năm và dự kiến có thể tăng gấp đôi trong 2 năm tới. Linh kiện lắp ráp đèn được nhập khẩu từ các công ty sản xuất có uy tín và có giấy chứng nhận cho từng thiết bị đạt tiêu chuẩn. Phần lớn sản phẩm còn lại như thân đèn, đế, phụ kiện được làm từ mây tre đan, lục bình và gốm sứ được công ty đặt hàng các làng nghề trong cả nước thực hiện theo dạng thủ công. Mẫu mã do công ty cung cấp.
 
Theo anh Hải, sản phẩm của Chiếc Lá Xanh có nhiều mẫu mã độc đáo đáp ứng nhiều chức năng khác nhau, như đèn ngủ, đèn đọc sách, đèn làm việc, đèn trang trí cho phòng ngủ, phòng khách. Có những sản phẩm vừa trang trí vừa có ánh sáng gián tiếp cho sinh hoạt, vừa đọc sách vừa có thể làm ánh sáng chung. Ngoài ra, còn có đèn sàn ngoài trời thích hợp cho các không gian giao tiếp công cộng vào buổi tối như tiệc, tiếp khách, thư giãn...
 
Nhờ chọn lối đi khá độc đáo, kết hợp giữa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống với các thiết kế theo phong cách Âu - Mỹ đã tạo nên những sản phẩm vừa thân thiện môi trường, vừa mang lại nét đẹp trang trí cho không gian của ngôi nhà.“Mỗi sản phẩm thực sự là một tác phẩm nghệ thuật thông qua bàn tay của nghệ nhân các làng nghề, cộng với định hướng mẫu mã, thiết kế mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Thông qua việc xuất khẩu sản phẩm đèn ngủ, đèn trang trí, tôi muốn góp phần vào việc bảo tồn làng nghề truyền thống Việt. Ðó là điều đặc biệt mà không phải ngành hàng nào cũng có thể có được”, anh Hải chia sẻ.
 
Muốn thành công phải luôn đổi mới
 
Nghề làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ có rất nhiều chủng loại, tuy nhiên, qua quá trình hợp tác với các làng nghề, anh Hải nhận thấy các sản phẩm rất ít được đổi mới. Những làng nghề như gốm sứ, mây tre đan, lục bình... thường sản xuất những mẫu mã đã có từ rất nhiều năm nay, do vậy rất khó bán được hàng khi thị trường bị biến động.
 
trang7_050617_2.jpg
Công nhân đang lắp ráp đèn trang trí xuất khẩu từ mây tre đan
 
Ðể khắc phục những hạn chế đó, anh Hải chủ động liên hệ với các đối tác nước ngoài chủ động thăm dò thị trường và thiết kế mẫu mã sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng ở nước đó. Sau khi có thiết kế sản phẩm từ nước ngoài, công ty mới về “đặt hàng” các làng nghề sản xuất theo mẫu mã có sẵn với yêu cầu  bảo đảm đạt chất lượng của đối tác đưa ra. “Chúng tôi hợp tác với bộ phận kinh doanh, phát triển sản phẩm của các nhà phân phối, hệ thống bán lẻ ở Mỹ để thiết kế sản phẩm. Chúng tôi cùng với họ tham gia từ khâu thiết kế, mua linh kiện đến sản xuất, lắp ráp nên chất lượng luôn đạt tiêu chí của nhà phân phối. Khi sản phẩm nào có dấu hiệu bão hòa thì đội ngũ nghiên cứu lại tiếp tục có những thiết kế mới phù hợp với người tiêu dùng thị trường đó. Nhờ vậy, sản phẩm luôn được đổi mới, dù thực chất cái “hồn cốt” vẫn là hàng thủ công mỹ nghệ”, anh Hải chia sẻ.
 
Vương Thế

Các tin khác

Greenleaf không ngừng phát triển
Từ sản xuất đến tiêu dùng
Đèn Việt cho nggoi nhà Tây
Thủ công mỹ nghệ khởi sắc đầu năm
Thủ công mỹ nghệ: Cạnh tranh gắt gao về xuất khẩu